Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2024

CÁC DẠNG THỨC CỦA ĐỘNG TỪ TIẾNG ANH.

 CÁC DẠNG THỨC CỦA ĐỘNG TỪ TIẾNG ANH

Động từ được định nghĩa trên cơ sở hình thức khi có thể, và theo cách sử dụng của chúng trong câu.

Trong các ví dụ dưới đây, những từ được gạch chân là động từ.

  • I go to school.Tôi đi đến trường.
  • She sings a song. Cô ấy hát một bài hát.
  • He answered very well. Anh ấy trả lời rất tốt.

Động từ có m hình thức như sau:

  1. Nguyên mẫu (base form) - từ thường thấy trong từ điển.
  2. Hình thức thêm “e/es” (-s form) - thường dùng ở ngôi thứ ba số ít.
  3. Hình thức quá khứ (past tense) - thường dùng quá khứ đơn.
  4. Hình thức hiện tại phân từ (-ing participle) thường dùng ở thì tiếp diễn hay trong các mệnh đề phân từ hiện tại.
  5. Hình thức quá khứ phân từ (past participle) thường dùng ở thì hoàn thành hay trong thể bị động, có nhiều động từ hình thức quá khứ và quá khứ phân từ giống nhau.

Các động từ có hình thức quá khứ và quá khứ phân từ tận cùng bằng “ed" rất phổ biến trong tiếng Anh, gọi là động từ có quy tắc (regular).

Ví dụ: 
  • watch- watched, 
  • look - looked

Những động từ khác thuộc dạng bất quy tắc (irregular), có nghĩa là hình thức của từng động từ không theo một nguyên tắc nào. Tất cả động từ đều có s-form và ing-form và những hình thức này luôn luôn có quy tắc nên để biết hình thức của mỗi động từ tiếng Anh, cần biết ba hình thức của mỗi động từ bất quy tác: nguyên mẫu (base form) - quá khứ (past tense) - quá khứ phân từ (past participle).

* Chú ý: các động từ khuyết thiếu: “can, may, must, might, will, should, could...” không có hình thức ở ngôi thứ ba số ít (-s form), hiện tại phân từ (-ing form) hoặc các thì quá khứ (past tense).

Quy tắc sử dụng các động từ khuyết thiếu này hoàn toàn khác với động từ.

CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ

Trong tiếng Anh có hai loại động từ chính là ngoại động từnội động từ.

1. Ngoại động từ (transitive verb): Ngoại động từ: có thể theo sau là một danh từ làm tân ngữ - tên của người, vật hay sự vật tiếp nhận hành động.

Ví dụ:

  • She is cleaning the floor. Cô ấy đang lau nhà.
  • We met him at the bank. Chúng tôi gặp anh ấy ở ngân hàng.
  • I helped that woman. Tôi đã giúp người phụ nữ ấy.

2. Nội động từ (intransitive verb) Nội động từ: không có danh từ theo sau nó. Nói cách khác, sau nội động từ không có tân ngữ.

Ví dụ:

  • He draws. Anh ấy vẽ.
  • We work.Chúng tôi làm việc.
  • I felt tired. Tôi cảm thấy mệt mỏi.

Nội động từ được chia thành hai nhóm: động từ nối (linking verb) động từ không nối (not linking verb).

+Động từ nối: theo sau là một danh từ nên dễ nhầm với ngoại động từ, nhưng danh từ theo sau động từ nối luôn nói về người hay vật có vai trò là chủ ngữ của động từ. Động từ nối thường dùng là “be”, “become, turn, get”. Ví dụ:

  • This wallet is Lan's mother. Cái ví này là của mẹ Lan.
  • She has become a singer. Cô ấy đã trở thành ca sĩ.
  • He turned out to be my mother's doctor. Hoá ra ông ấy là bác sĩ của mẹ tôi.

Theo sau động từ nối có thể là tính từ hay trạng từ mô tả hoặc định vị cho chủ ngữ.

Ví dụ:

  • She is very big. Cô ấy rất béo.
  • The building looks solid. Toà nhà trông rất vững chắc.
  • The table is over here. Cái bàn ở đây.
  • Nhiều động từ có thể là ngoại động từ hoặc nội động từ tuỳ theo sự xuất hiện của tân ngữ hay không.

Ví dụ:

  • He draws. Anh ấy vẽ. (Nội động từ)
  • He draws a picture.Anh ấy vẽ một bức tranh. (Ngoại động từ)

Các từ điển đều phân biệt “Vt” (verb transitive) hoặc "Vi" (verb intransitive).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét