Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2024

MỘT SỐ CẤU TRÚC ĐỘNG TỪ ĐẶC BIỆT

MỘT SỐ CẤU TRÚC ĐỘNG TỪ ĐẶC BIỆT

Trong tiếng Anh có một số động từ thường bị sử dụng nhầm lẫn. Phần này sẽ đề cập tới những động từ đó và giới thiệu thêm cách sử dụng của chúng trong thành ngữ.

1. Lie: nằm

Lay: đặt, để

* “Lie” (hiện tại phân từ “lying”, quá khứ “lay”, quá khứ phân từ “lain”) là nội động từ; không bao giờ theo sau bởi một tân ngữ trực tiếp.

Ví dụ:

  1. The ship is lying at the port. Con tàu thả neo nằm trên bến cảng.
  2. The valley lies at our feet. Thung lũng nằm dưới chân chúng tôi.
  3. He lay down on the bed and cried.
  4. Anh ta nằm xuống giường và khóc.
  5. The jungle had lain undisturbed for thousands of years. Rừng nhiệt đới đã nằm yên tĩnh hàng ngàn năm.

“Lay” (hiện tại phân từ “laying”, quá khứ và quá khứ phân từ “laid”) là ngoại động từ; có tân ngữ trực tiếp hoặc được dùng ở dạng thụ động.

Ví dụ:

  1. She laid a child to sleep. Cô ấy đặt đứa bé nằm ngủ.
  2. They've been laying bricks for two weeks and the first floor is already finished. Họ lát gạch trong 2 tuần và tầng một đã xong.
  3. When you finish your paper, please lay it on the desk. Khi bạn đọc xong báo, xin hãy để trên bàn viết.
  4. The goverment have already laid the foundation of socialism. Chính phủ đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội.

Khi nói về các loài chim, “lay” có nghĩa đặc biệt là “deposit eggs” (đẻ trứng). Lúc này, “lay” vừa là ngoại vừa là nội động từ.

Ví dụ:

  1. The hens have laid nine eggs. Những con gà mái đẻ được chín quả trứng.
  2. That hen is not laying now. Con gà mái đó hiện giờ không đẻ trứng.

2. Say, tell : nói, kể

-Tell: nói, kể

Hai động từ có nghĩa giống nhau nhưng: “say” không bao giờ theo sau bởi một tân ngữ gián tiếp; “tell” thì hầu như luôn luôn theo sau bởi tân ngữ gián tiếp.

Ví dụ:

  1. Tell me where you live. Hãy nói cho tôi biết anh sống ở đâu.
  2. A book which will tell you all you need to know about personal taxation. Một cuốn sách sẽ nói cho bạn biết tất cả nhưng gì anh cần biết về việc đóng thuế của cá nhân.
  3. He says something. Anh ta nói một vài lời.
  4. Say that we will send the books tomorrow. Hãy nói rằng chúng ta sẽ gửi sách vào ngày mai. Để đề cập đến người được nói tới: say to somebody. Ví dụ:
  5. I said to him I would never do anything like that. Tôi nói với ông ấy tôi chẳng bao giừo làm những việc như thế cả.
  6. They said to me they would visit me. Họ nói với tôi họ sẽ sẽ đến thăm tôi.

* “Tell” cũng có nghĩa là “order, command” (bảo ra lệnh):

S+tell+O+ (to + V)

Ví dụ:

  1. When I was young, my father told me stories about the war. Khi tôi còn nhỏ, bố thường kể chuyện chiến tranh cho tôi nghe.
  2. Tell me your name and address. Hãy nói cho tôi biết tên và địa chỉ của anh.
  3. Anne told me she was tired. Anne bảo tôi là cô ấy rất mệt.

* Các thành ngữ thường dùng với “say”:

  1. before you can say something: trước khi anh có thể nói điều gì
  2. I dare say: tôi dám nói
  3. say goodbye: nói lời tạm biệt
  4. never say die: không bao giờ nói lời chết
  5. you can say that again: bạn có thể nói lại điều đó

* Các thành ngữ thường dùng với “tell”:

  1. tell the truth : nói sự thật
  2. tell a lie : nói dối
  3. tell a secret: tiết lộ bí mật
  4. tell someone the answer to a question:  nói cho ai đó biết câu trả lời cho một câu hỏi
  5. tell someones fortune : đoán vận mạng của ai

3. Speak: nói

Talk: nói

* Khi hai động từ này là nội động từ, có thể dùng thay thế cho nhau được, “Speak” trịnh trọng hơn “talk”.

Ví dụ:

  1. We talked for almost an hour. Chúng tôi nói chuyện với nhau gần một tiếng đồng hồ.
  2. Baby is beginning to talk. Đứa trẻ bắt đầu biết nói.
  3. I will speak to him about it. Tôi sẽ nói chuyện với anh ta về vấn đề đó.
  4. Actions speak louder than words. Việc làm nói lên nhiều điều hơn hơn nói.

* Khi theo sau bởi tên của ngôn ngữ, “talk” thường có nghĩa là thực hiện cuộc nói chuyện và “speak” đề cập đến kiến thức tổng quát hoặc khả năng người đó có.

Ví dụ:

  1. He can speak English. Cậu ấy có thể nói tiếng Anh.
  2. Can you speak French? Bạn có nói được tiếng Pháp không?
  3. Mr Brown was to talk in the Dutch, an interpreter was to translate. Ông Brown nói tiếng Hà Lan, một người thông dịch phải dịch lại.

* Các thành ngữ thường dùng với Speak:

  • speak one’s mind, speak ones piece : nói thẳng ý nghĩ của mình
  • speak for yourself : nói ý kiến của mình
  • speak ill of someone : nói xấu về ai
  • speak volumes for someone (something) : nói một cách hùng hồn

Ví dụ:

  1. These facts speak volumes for her honesty. Các vụ kiện nói lên một cách hùng hồn sự trung thực của cô ấy.
  2. Never speak ill of the dead. Đừng bao giờ nói xấu người đã chết.

* Các thành ngữ thường dùng với Talk:

  • talk it up: thông báo
  • talk someone’s head off : nói lải nhải
  • talk to the hand: nói không ai nghe
  • talk turkey: nói toạc móng heo

Ví dụ:

  1. If we want to build an arena, we have to talk it up with the people. Nếu chúng tôi muốn xây dựng đấu trường, chúng tôi phải thông báo v ới mọi người.
  2. You can talk your head off, but I won't change my opinion. Anh có thể nói hết ra, nhưng tôi không thay đổi ý kiến.
  3. If the owner really wants to sell, he'll talk turkey. Nếu ông chủ thực sự muốn bán, ông ta sẽ nói toạc móng heo ra.
  4. "But he hit me first!" "Talk to the hand." Nhưng anh ta đánh tôi trước. Nói không ai nghe gì cả.

4. Rise: tăng lên, mọc lên

Raise: đưa lên, tăng

* “Rise” (hiện tại phân từ “rising”, quá khứ “rose”, quá khứ phân từ “risen”) là nội động từ, có nghĩa là mọc lên, vươn lên.

Ví dụ:

  1. The sun rises in the east. Mặt trời mọc đằng đông.
  2. Fishes rise to the bait. Cá nổi lên đớp mồi.
  3. Smoke rises up. Khói bốc lên.

“Rise” cũng được dùng khi nói ai đó dậy, ra khỏi giường hoặc đứng lên sau khi ngồi, quì hoặc nằm.

Ví dụ:

  1. When we arrive, he attempted to rise but couldn't quite make it. Khi chúng tôi đến, anh ấy cố gắng đứng lên, nhưng không thể được.

* “Raise” (hiện tại phân từ “raising”, quá khứ và quá khứ phân từ “raised”) là một ngoại động từ có nghĩa là “lift” (nâng lên) hoặc “care for young until mature” (nuôi nấng cho tới trưởng thành).

Ví dụ:

  1. We raised the fence and fixed it in position. Chúng tôi dựng hàng rào lên và đóng vào vị trí.
  2. I was raised by my aunt on a farm. Tôi được cô tôi nuôi lớn trong một trang trại.

* Một số thành ngữ thường dùng với “rise”:

  • rise from the dead (sống lại sau khi chết);
  • rise to the bail (cắn câu);
  • rise to the occasion (có khả năng đối phó với một tình huống).
  • rise and shine: ngủ dậy tươi tỉnh
  • rise to the occasion: gặp cơ hội

Ví dụ:

  1. As soon as I mentioned money he rose to the bail. Ngay khi tôi đề cập đến tiền anh ta đã cắn câu ngay.
  2. They believe that Jesus rose from the dead on Easter Sunday. Họ tin rằng Chúa Jesus đã sống lại vào ngày chủ nhật phục sinh.
  3. "Rise and shine," he called to us each morning - at 6 a.m.! “Hãy dậy và chiếu sáng nào”, ông ấy gọi chúng tôi vào 6 giờ mỗi sáng.
  4. When we need a speaker, Ed rises to the occasion. He speaks well.Khi chúng tôi cần một người thuyết minh, Ed đã đáp ứng. Anh ta nói rất hay.

* Một số thành ngữ thường dùng với “raise”:

  1. raise your hand against làm tổn thương ai
  2. raise one’s eyebrous (tỏ ra khinh thị hoặc ngạc nhiên);
  3. raise someones spirits (phấn chấn);
  4. raise ones voice against someone (something) (lên tiếng chống trả ai (cái gì) một cách quả quyết và dũng cảm);...

Ví dụ:

  1. My team win raised my spirits a little. Đội của tôi thắng làm tôi phấn chấn hơn một chút.
  2. If you ever raise your hand against her, I'll call the police. Nếu anh lại làm tổn thương cô ấy, tôi sẽ gọi cảnh sát.
  3. If you want to raise your spirits, just have a visit with Kari. Nếu anh phấn chấn, hãy đi chơi với Kari.
  4. When Chuck and Di separated, it caused some raised eyebrows. Khi Chuck và Di li thân, mọi người rất ngạc nhiên.

5. Sit: ngồi Set: đặt, để

Seat: ngồi, đặt ngồi

* “Sit” (hiện tại phân từ “sitting”, quá khứ và quá khứ phân từ “sat”) là một nội động từ có nghĩa là “ngồi”.

Ví dụ:

  1. Never stand when you can sit. Đừng bao giờ đứng nếu có thể ngồi được.
  2. She sat down on the chair and took her shoes off . Bà ta ngồi xuống ghế và tháo giày ra.
  3. We must sit down together and settle our differences Chúng tôi phải ngồi lại với nhau để giải quyết những mối bất hoà.
  4. Yesterday Suki sat in her office all afternoon completing the annual report.

* “Set” (hiện tại phân từ “setting”, quá khứ và quá hứ phân từ “set”) là một ngoại động từ có nghĩa tương tự như “put” (đặt, để)

Ví dụ:

  1. I set pen to paper. Tôi đặt bút lên giấy.
  2. The mother set a child to bed. Bà mẹ đặt đứa trẻ vào giường cho đứa bé ngủ.
  3. She set the book on the table and went out.Cô ta đặt cuốn sách trên bàn rồi đi ra.
  4. When she finished, she sat the report on her boss's desk. Khi hoàn thành, cô đặt báo cáo lên bàn làm việc của sếp.

* “Set” có thể được sử dụng như một nội động từ với hai trường hợp sau đây:

+ Về các loài chim, nhất là các loại gia cầm. “Set” có nghĩa là “sit on eggs until they hatch” (ấp trứng cho tới khi nở).

+ Về mặt trời, mặt trăng và những thiên thể khác, “set” có nghĩa là lặn.

Ví dụ:

  • Sun sets at 6:00p.m Mặt trời lặn lúc 6:00 chiều.
  • Song birds usually set in the spring. Các loài chim hót hay ấp trứng vào mùa xuân.

* “Seat” (hiện tại phân từ “seating”, quá khứ và quá khứ phân từ “seated”) ; là một ngoại động từ có nghĩa là "to show someone to a seat or chair, as an usher does" (chỉ chỗ cho ai, như người dẫn chỗ làm). Nó cũng có thể được dùng với nghĩa phản thân là “to sit down” (ngồi xuống).

Ví dụ:

  • She seated herself at the piano. Cô ấy ngồi xuống chỗ đàn piano.
  • As each board member arrived, Herb seated him or her in one of the plush chairs around the conference table. Khi mỗi thành viên hội đồng quản trị đến, Herb sẽ mời họ ngồi vào một trong những chiếc ghế sang trọng xung quanh bàn hội nghị.

* Các thành ngữ thường dùng với “sit”:

  • sit at somebody's feet (là môn đệ của ai);
  • sit on the fence (lưỡng lự, phân vân);
  • sit tight (ngồi lì);
  • sit up and take notice (làm giật mình và chú ý
  • sit pretty (gặp may).
  • sit with you: liên hệ với

Ví dụ:

  1. People don't like politicians who try to sit the fence.
  2. I'll go and buy the hotdogs. You sit tight until I get back.
  3. If we build a fence on your land, how would that sit with you?
  4. Rich in oil and timber resources, Alberta was sitting pretty.

* Các thành ngữ thường dùng với “Set”:

  • “set the table” (đặt bàn ăn), có nghĩa là chuẩn bị bàn cho bữa ăn bằng cách “laying a cloth, plates, silver, etc” (trải khăn, đặt đĩa, muỗng,...)
  • set off: khởi hành
  • set out: dê ra
  • set out for: rời đi
  • set out to: đặt kế hoạch, hy vọng

Ví dụ:

  1. Who set off the fire alarm? Who pushed the button?
  2. Tomorrow we go to the lake, so set out your swim suit and towel.
  3. Then we set out for Pluto, where it's much colder than the arctic.
  4. "What did you set out to do?" "I wanted to change the world."
  5. If you will set the table, I won't ask you to wash the dishes.

6. Arrive: đến

Reach: đến

* “Arrive” (hiện tại phân từ “arriving”, quá khứ và quá khứ phân từ “arrived”) là một nội động từ có nghĩa là đi đến một nơi đặc biệt nào đó, thường là trong hoặc cuối một chuyến đi.

+ nhắc đến nơi đang đi đến chỉ dùng “arrive”. + nhắc đến một địa điểm, dùng “arive in (at)”.

Ví dụ:

  1. What time did you arrive? Anh đến lúc mấy giờ?
  2. We arrived at the station five minutes late.  Chúng tôi đến nhà ga chậm năm phút.
  3. They will arrive in New York at noon Họ sẽ đến New York vào giữa trưa.

* “Reach” (hiện tại phân từ “reaching”, quá khứ và quá khứ phân từ “reached”) là ngoại động từ và thường được theo sau bởi một danh từ hay đại từ chỉ nơi chốn.

Ví dụ:

  1. Your letter reached me yesterday. Thư của anh đã đến tay tôi ngày hôm qua.
  2. You'll know better when you reach my age. Đến tuổi tôi anh sẽ hiểu rõ hơn.
  3. We will reach Hanoi in the morning. Chúng tôi sẽ đến Hà Nội vào buổi sáng.

* Các thành ngữ thường dùng với “reach”:

  • reach for the stars (nhiều tham vọng);
  • reach me: liên lạc với tôi, gọi điện cho tôi
  • reach out: quan  âm đến
  • something reaches to one's ears (ai phát hiện ra điều gì);
  • reach the headlines (trở thành những tin tức quan trọng)

Ví dụ:

  1. She is the kind of men who reach for the stars. Cô ấy thuộc mẫu người có nhiều tham vọng.
  2. You can reach me by leaving a message at my brother's place. Magdalena reaches out to the children in violent families.

7. Proceed: tiếp tục

Precede: đi trước

 “Proceed” (hiện tại phân từ “proceeding”. quá khứ và quá khứ phân từ “proceeded”) là một nội động từ có nghĩa là: tiếp tục một hành động, một tiến trình hay kế hoạch.

Ví dụ:

  1. He was allowed to proceed to an MA. Anh ta được phép học tiếp để lên trình độ thạc sĩ ngữ văn.
  2. Let's proceed to the next subject Chúng ta hãy chuyển sang vấn đề tiếp theo.
  3. The story proceeds as follows. Câu chuyện tiếp diễn như sau.

“Precede” (hiện tại phân từ “preceding”, quá khứ và quá khứ phân từ “preceded”) là ngoại động từ, nói về điều gì đến hoặc xảy ra trước việc khác; ai đến nơi nào trước.

Ví dụ:

  1. Such duties precede all others. Những nhiệm vụ như vậy đi trước tất cả các nhiệm vụ khác.
  2. The Mayor entered, preceded by members of the council. Ông thị trưởng bước vào, đi trước là các thành viên trong hội đồng.
  3. This point has been dealt with in the preceding paragraph. Điểm này đã được bàn đến trong đoạn trước.

8. Make: làm

Do: làm

  • "make” có nghĩa là “build” (xây dựng) hoặc “create” (tạo nên),
  •  “do” có nghĩa là “perform” (thực hiện) hoặc “accomplish” (hoàn thành).

 “Make” thường được sử dụng với các nhóm danh từ:

Ví dụ:

  • make a bed (dọn giường);
  • make a cake (làm bánh);
  • make a mess (làm bừa bộn);
  • make a report (viết báo cáo);
  • make a blunder (phạm sai lầm ngớ ngẩn);
  • make a decision (quyết định);
  • make a demand (đưa ra một yêu cầu);
  • make an error (phạm một lỗi);
  • make a mistake (phạm một sai lầm);
  • make a request (đưa ra một yêu cầu);
  • make a speech (đọc một Bài diễn văn).
  • make a good impression: tạo ấn tượng tốt
  • make a living: kiếm sống
  • make a mistake: mắc lỗi

Ví dụ:

  1. He had made a terrible mistake. Anh ta đã phạm phải một sai lầm khủng khiếp.
  2. I haven't made my decision yet. Tôi vẫn chưa quyết định.
  3. Don't make a mess in my room. Đừng làm lộn xộn phòng tôi.
  4. I have to make my bed.Tôi phải dọn giường của tôi.
  5. Penny made a good impression on my parents. She is so polite!
  6. You can make a living at farming, but you won't be rich!

* Make breakfast (nấu ăn sáng); make dinner (nấu ăn tối); make tea (pha trà) bạn có thể dùng động từ “cook”, “fix” hoặc “prepare” trong tình huống này.

Ví dụ:

  1. She made a cup of tea. Cô ấy đã pha một tách trà.
  2. I often make breakfast beore going to work. Tôi thường nấu bữa sáng trước khi đi làm.

* Make music (soạn nhạc); make noise (gây ồn); make trouble (gây trở ngại); make peace (tạo ra hoà bình); make war (gây nên chiến tranh): make fuss (gây ra sự ầm ĩ).

Ví dụ:

  1. He is making music.Anh ta đang soạn nhạc.
  2. He made trouble for me by rasing hard questions. Anh ta gây khó chịu cho tôi bằng cách đặt ra những câu hỏi khó.

* Make a fool of (chế giễu); make fun of (làm cho vui); make love to (làm tình).

Ví dụ:

  1. Don't make a fool of him.Đừng chế giễu cậu ta.
  2. I tried to make fun of him, but he didn't smile. Tôi cố gắng làm anh ta vui nhưng anh ta vẫn không cười.

“Do” dùng trong các thành ngữ:

  • do an assignment (làm Bài được giao);
  • do bookbinding (đóng sách);
  • do a job (làm một công việc);
  • do a favor: giúp đỡ
  • do away with: vứt đi
  • do photography (làm về nhiếp ảnh); do watch-repairing (sửa đồng hồ);
  • do work of all sorts (làm đủ các loại việc);
  • do business (kinh doanh);
  • do one’s duty (làm bổn phận);
  • do the dishes (rửa bát, đĩa);
  • do hairs (làm đầu);
  • do the laundry (giặt là);
  • do this (làm cái này);
  • do something (làm điều gì đó);
  • do anything (làm bất cứ việc gì).

Ví dụ:

  1. What can I do for you? Tôi có thể làm điều gì cho ông?
  2. She had done her hair for the wedding. Cô ấy làm tóc để đi dự đám cưới.
  3. I did work of all sorts to live. Tôi đã làm đủ mọi việc để sống.
  4. Ben offered to do me a favor if I ever need help.Ben đề nghị giúp đỡ tôi nếu tôi cần.
  5. We want to do away with nuclear weapons - to dispose of them. Chúng tôi muốn tống khứ chiến tranh hạt nhân.

Nhiều thành ngữ người học có thể nghĩ rằng sẽ dùng “make” hoặc “do” nhưng tiếng Anh lại sử dụng một động từ khác:

  • one commits a crime (người ta phạm một ác);
  • write a book (poem, play, letter, symphony, piece of music) (viết một cuốn sách, Bài thơ, vở kịch, lá thư, bản giao hưởng, khúc nhạc);
  • paint a picture with oil (vẽ bức tranh dầu);
  • take a picture photograph (chụp anh);
  • build a house (xây nhà);
  • give or deliver a lecture (giảng một bìa giảng);
  • give music lessons (dạy nhạc);
  • deliver an address (đọc Bài diễn văn);
  • give a perforrmance (trình diễn);
  •  play a game or musical
  • instrument (chơi một nhạc cụ); give order (ra lệnh);
  • ask a question (hỏi một câu hỏi).

Ví dụ:

  1. She can play the piano very well.Cô ấy có thể chơi piano rất hay.
  2. Can I ask you a question? Tôi có thể hỏi bạn một câu hỏi được không?
  3. She is writing a novel. Cô ấy đang viết tiểu thuyết.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét