Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2024

SỰ NHẤN MẠNH, MỆNH LỆNH, CHỦ TỪ GIẢ

SỰ NHẤN MẠNH, MỆNH LỆNH, CHỦ TỪ GIẢ:

SỰ NHẤN MẠNH:

1. Thay đổi trật tự của từ.

a. Sự đảo ngữ.

  • Thay đổi vị trí thông thường trong câu để nhấn mạnh cụm giới từ trước động từ. Trong trường hợp này, động từ đặt trước chủ ngữ.

Ví dụ:

  • Suddenly down came the rain! Trời đổ mưa đột ngột.
  • Quickly the hat on put the man. Rất nhanh người đàn ông đội chiếc mũ lên đầu.

b. Câu nhấn mạnh:

It is / it was ..... that/who / what.....

Ví dụ:

  • It was Tom who borrowed my book. Đó chính là Tom người đã mượn quyển sách của tôi
  • It was yesterday that Tom borrowed my book. Chính hôm qua Tom đã mượn quyển sách của tôi.
  • It was my book that Tom borrowed. Chính quyển sách của tôi Tom đã mượn.
  • It was my own house. Đó là ngôi nhà của riêng tôi.

  • What I hate is sunny weather. Điều tôi ghét là trời nắng.

c. Thêm từ.

  • Các từ thường được thêm để nhấn mạnh câu là: “none”, “very”, “indeed” hoặc những từ nhấn mạnh phủ định như: not at all, the least bit, none left at all, no left what so ever,

Ví dụ:

  • There were none left at all in the fridge. Không còn lại gì cả trong tủ lạnh.
  • I wasn't the least bit bored. Tôi hơi buồn một chút.
  • It was very hot indeed. Trời lúc đó rất nóng.
  • At the same moment, he arrived. Ngay lúc đó anh ấy đến.

d. Cụm động từ nhấn mạnh.

  • Sự nhấn mạnh đặc biệt vào động từ không phải là “be” trong câu tiếng Anh được diễn tả bằng cách nhấn mạnh vào trợ động từ.
  • Nếu câu ở dạng hiện tại và không có trợ động từ, chúng ta thêm hình thức phù hợp của “do”.
  • Nếu động từ là “be” thì dạng của “be” được nhấn mạnh. Trong lối viết người ta thấy khó thể hiện ngoại trừ cách dùng loại đặc biệt, nhưng trong lối đàm thoại thì sự nhấn mạnh được sử dụng khá thường xuyên.

Ví dụ:

  • He does know the answer. I'm sure of that. Anh ấy biết câu trả lời mà. Tôi dám chắc là có.
  • She did have money with her. I'm positive she did. Cô ta có mang theo tiền mà. Tôi chắc là có.
  • He can speak French. He just doesn't like to be. Anh ấy biết nói tiếng Pháp đấy chứ. Chỉ tại anh ấy không thích thôi.

MỆNH LỆNH

1. Cách chia động từ.

Ví dụ: stand up

Ngôi                       Số ít                    Số nhiều

Ngôi thứ 1            Stand up                Stand up

Ngôi thứ 2          Let me stand up    Let us stand up

Ngôi thứ 3         Let her stand up     Let them stand up

2. Nhận xét cách chia.

a. Thể khẳng định.

-Ngôi thứ hai số ít và số nhiều giống nhau, chia như dạng nguyên thể không có “to” và không có chủ ngữ.

Ví dụ:

  • Do the dishes now! And vacuum the floor! Hãy rửa bát! Và hút bụi sàn nhà.
  • Be careful! Hãy cẩn thận!
  • Please sit down and open your books. Hãy ngồi xuống và mở sách ra

- Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba dùng “Let + me/us/ him/her them...+ V infinitive"

Ví dụ:

  • Let him go to the cinema. Để cậu ấy đi xem phim.
  • Let me leave here. Để tôi rời khỏi đây.
  • Let her help you. Để cô ấy giúp bạn. Let them play. Để chúng chơi.
  • Let's speak English. Chúng ta hãy nói tiếng Anh.

-Thêm “do” để nhấn mạnh.

Ví dụ:

  • Do let me alone. Hãy để tôi một mình.
  • Do let her leave here. Hãy để cô ấy rời khỏi đây.
  • Do let them arise and dance. Hãy để họ đứng dậy và nhảy.

b. Thể phủ định

-Dùng “do not” (don’t) đặt trước.

Ví dụ:

  • Don't be silly. Đừng ngu ngốc thế-
  • Don't ask her she doesn't know. Đừng hỏi cô ấy - cô ấy không biết đâu.
  • Don't wear that dress with those shoes. Đừng mặc chiếc váy đó với giầy này.
  • Don't let them watch that film Đừng để họ xem bộ phim đó.
  • Don't let this happen. Đừng để điều này xảy ra.

- ở ngôi thứ nhất và thứ ba, có thể thêm “not” sau “let’s”, “let him”... vào trước động từ nguyên thể.

Ví dụ:

  • Let them not believe that. Đừng để họ tin vào điều đó.
  • Let her not cry. Đừng để cô ấy khóc.
  • Let's not have fish for dinner. Đừng dùng cá cho bữa tối.
  • Let's not hurry. Đừng vội.

- Trong lối nói đàm thoại dạng “let’s don’t” và “don't let’s” + V infinitive cũng được sử dụng.

Ví dụ:

  • Let's don't arrive there.Chúng ta đừng đến đó.
  • Don't let's go to the park, it's too cold. Chúng ta đừng đi công viên, trời lạnh lắm.
  • Don't let's pretend. Chúng ta đừng giả vờ.

* Chú ý: Trong câu mệnh lệnh không dùng chủ ngữ trừ những trường hợp sau:

  • Trong thể khẳng định, đặt chủ ngữ trước động từ nhấn mạnh hoặc phân biệt.

Ví dụ:

    • Billy, you put that down at once! Billy, đặt cái đó xuống ngay!
    • You take that one, I'll have this. Bạn cầm cái đó đi, tôi sẽ lấy cái này.
    • Everyone, be quiet! Fred, (you) say that again. Tất cả, hãy im lặng! Fred, hãy nói lại đi!
    • William, stop crying, now! William, nín ngay!
  • Trong thể phủ định, đặt chủ ngữ sau “dont” để nhấn mạnh.

Ví dụ:

    • Don't you tell anybody. Đừng có nói với ai đấy.
    • Don't I just sit down and relax for a bit. Tôi không thể ngồi và nghỉ một chút sao!
    • Don't we move. Chúng ta không được cử động.

 

CHỦ NGỮ GIẢ

1. Hình thức “there”.

  • Chữ “there” đọc nhẹ có thể đứng ở vị trí chủ ngữ. Chủ ngữ thực lúc đó theo sau động từ. Nếu cấu trúc có bổ ngữ (complement) thì nó đứng sau chủ ngữ. “There is” thường được rút gon "there's".

There +VS+ C (complement)

Ví dụ:

  • There are some tables in the room. Có vài cái bàn trong phòng.
  • There were some books in the bag. Có vài quyển sách trong cặp.
  • There was a cup of coffee on the table.Có một tách cà phê ở trên bàn.
  • There is a pencil in the box. Có một cái bút chì ở trong hộp.
  • There's the glove I've been looking for. Đó là cái găng tay mà tôi đang tìm kiếm.
  • In each of us there's a dreamer and a realist .Trong mỗi chủng ta, có một con người mơ mộng và một người thực tế.

- Cụm động từ cũng có thể được sử dụng với “there”.

 Ví dụ:

  • There has been no danger when he came. Không có một nguy hiểm nào khi anh ta đến.
  • There have been many storms this year. Năm nay đã có nhiều trận bão.
  • There may I have been a storm at sea. Ngoài biển có thể có một trận bão.
  • There can't be anybody in the company at this . Chắc chắn không có ai ở công ty vào thời gian này đâu.

- Một số động từ khác cũng được dùng với “there”.

Ví dụ:

  • Suddenly there appeared strange man in the building. Bỗng nhiên có một người đàn ông lạ xuất hiện trong toà nhà.
  • There seems to be a blueberry pie cooking in the kitchen. Hình như có chiếc bánh nho đang được làm trong bếp.
  • There need be no refuse. Không cần phải từ chối.

* Chú ý: Cần phân biệt cấu trúc này cới cấu trúc “there” khi được nhấn mạnh.

There here /+V+ noun subject

There here / + pronoun subject + V

Ví dụ:

  • There goes the car. There it goes. Ô tô chạy rồi. Nó chạy rồi.
  • There's Tom. There he is. Tom đây này. Anh ấy đây này.
  • Here arrives Mary. Here she arrives. Mary đến rồi. Cô ấy đến rồi.
  • Here are your color pencils. Here they are. Những chiếc bút chì màu của con đây. Chúng đây này.

2. Hình thức “it”.

a. Khi chủ ngữ hợp logic của động từ (thường là nội động từ hoặc động từ nối) là cụm động từ gồm có: “to + verb”, một mệnh đề danh từ và một số cấu trúc khác, chủ từ giả “it” thường đứng trước động từ, với chủ ngữ thực theo sau bổ ngữ.

It +V+C+logical subject

 

Ví dụ:

  • It's very intesting walking in the rain.Thật thú vị khi đi bộ dưới mưa.
  • It's important to find him. Điều quan trọng là phải tìm được anh ấy.
  • It's a pity that you aren't here. Điều đáng tiếc là bạn không có ở đây.
  • It's a long way to Schenectady. Đường đến Schenectady rất dài.

b. Những động từ có thể tương tự theo sau bởi hai tân ngữ danh từ đồng vị, hoặc một danh từ hay một tính từ thẩm định.

  • Trong trường hợp như vậy nếu nó là một cấu trúc phức hợp giống như những câu ở trên thì được thay thế bởi “it” và sau đó đặt phần cuối cùng ở dạng một cụm từ.

Ví dụ:

  • He finds cooking difficult. Anh ấy thấy nấu ăn là khó.
  • He finds it difficult to cook. Anh ấy thấy nấu ăn là khó.
  • He thought my answer ridiculous. Anh ta cho rằng câu trả lời của tôi là đáng buồn cười.
  • He thought it ridiculous that I couldn't answer the question. Anh ta cho rằng quả là đáng buồn cười khi tôi không trả lời được câu hỏi.

- Khi “it” làm tân ngữ:

  • Why don't we do it in the road? Sao chúng ta không làm việc đó trên đường đi?
  • English speakers are still getting used to calling it "Sri Lanka" instead of "Ceylon". Những người nói tiếng Anh vẫn quen gọi nó là "Sri Lanka” thay vì "Ceylon".

c. “It” cũng được dùng làm chủ ngữ của động từ trong những câu diễn tả thời gian trong ngày, mùa trong năm, ngày và thời tiết.

Ví dụ:

  • It is 8 o'clock now. Lúc này là 8 giờ.
  • It was getting cold.Trời càng ngày càng trở nên lạnh.
  • It's raining. Trời đang mưa.
  • It was a hot summer night.Đó là một đêm mùa hè nóng nực.
  • It's red. Nó màu đỏ.
  • It sometimes rains after snowing. Trời thỉnh thoảng mưa sau khi tuyết rơi.
  • Was it nice (out) yesterday? Hôm qua trời đẹp phải không?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét