Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2024

THỨC GIẢ ĐỊNH

THỨC GIẢ ĐỊNH

CẤU TẠO THỨC GIẢ ĐỊNH

        Thì             Ngôi                            to be          to have        to speak

 Hiện tại       I/you/we/they/ he/she          be              have             speak

Quá khứ      I/you/we/they/ he/she         were            had               spoke

Q.khứ h.thành  I/you/we/they/ he/she  had been     had had         spoken

Động từ ở thức giả định giống nhau ở tất cả các

  • Thì hiện tại giả định giống như động từ nguyên thể, không có “to”.
  • Thì quá khứ và quá khứ hoàn thành giả định giống Thì quá khứ và quá khứ hoàn thành.
  • Đối với “to be” là “were” ở tất cả các ngôi nhưng trong lời nói hàng ngày, có xu hướng dùng “was” cho số ít như quá khứ thường trừ những câu như “If I were you, if I were a fish".
  •  “Should” dùng ở tất cả các ngôi được coi là một dạng tương đương với thức giả định (subjuntive equivalent) có thể dùng thay cho thì hiện tại hay quá khứ của thức giả định trong một số trường hợp.

Ví dụ:

  • If I should die, he will be sad. Nếu tôi chết, anh ấy sẽ rất buồn.
  • If you should fail in this, your hope is broken. Nếu bạn thất bại trong việc này, hy vọng của bạn sẽ tan vỡ.
  • If it is our wish that he should do as he pleased. Nguyện vọng của chúng ta là để anh ta làm theo ý thích của anh ấy.

CÁCH DÙNG THỨC GIẢ ĐỊNH

1. It's time / It's high time.

  • Cấu trúc này có nghĩa là “đã đến lúc ai đó phải làm gì”, theo sau bởi động từ ở quá khứ thường hay quá khứ tiếp diễn mặc dù thời gian được nhắc tới là không có thật.

Ví dụ:

  • It's time you paid that bill.Đã đến lúc bạn phải thanh toán hoá đơn đó.
  • It's time he was reading books.Đã đến lúc anh ta đọc sách.
  • It's time we finished the work. Đã đến lúc chúng ta phải hoàn thành công việc.
  • It's hight time I was going to the cinema. Đã đến lúc tôi đi xem phim.

* Chú ý: Cấu trúc “It’s time for sb to do st” có thể được sử dụng tương đương như cấu trúc trên.

Ví dụ:

  • It's time you went to school.= It's time for you to go to school. Đã đến lúc bạn phải đến trường.
  • It's time he self-worked. It's time for him to self-work. Đã đến lúc anh ấy phải tự làm việc.
  • It's time for us to work on grammar. Đã đến lúc chúng ta phải làm Bài tập ngữ pháp.

2. Would rather / sooner.

Cấu trúc "would rather / sooner" ('d rather / sooner) thường được theo sau bởi các động từ ở thì quá khứ, diễn tả ai mong muốn làm cái này hơn làm cái khác.

Ví dụ:

  • I'd rather we ate at home, if you don't mind. Tôi muốn chúng ta ăn ở nhà, nếu anh không phiền.
  • I'd sooner he didn't lie.Tôi mong anh ta không nói dối.
  •  I'd soon she lived happily. Tôi mong cô ấy sống hạnh phúc.

“Would rather | sooner” có thể được dùng với những thì thông thường khác với nghĩa so sánh. Khi đó, liên từ so sánh là “than”.

Ví dụ:

  • He'd rather be a doctor than a teacher. Anh ta muốn là một bác sĩ hơn là một giáo viên. I'd rather have lived in England than Franch. Tôi thích sống ở Anh hơn là ở Pháp.
  • My mother would rather we caught the bus, rather than walk home after the party. Mẹ tôi muốn chúng tôi đi xe buýt chứ không đi bộ về nhà sau bữa tiệc.

3. Would prefer.

“Would prefer” có thể sử dụng như là một phần của câu điều kiện loại II, “prefer” trong loại câu này có bổ ngữ “it”.

Ví dụ:

  • I'd prefer it if you didn't phone. Tôi muốn anh không gọi điện.
  • I'd prefer it if he didn't go. Tôi muốn anh ấy không đến.
  • They prefer it if we were more friend.Họ muốn chúng ta thân thiện hơn.

“Would prefer” thường không được theo sau bởi thì giả định.

Ví dụ:

  • I'd prefer you close the window.Tôi muốn anh đóng cửa sổ lại.
  • I'd prefer English to French.Tôi thích tiếng Anh hơn tiếng Pháp.
  • I'd prefer you not to come there.Tôi mong anh không đến đó.
  • I don't like cities. I prefer to live in the country. or I prefer living in the country. Tôi không thích thành phố. Tôi thích sống ở miền quê hơn.
  • I prefer this coat to the coat you were wearing yesterday. Tôi thích chiếc áo này hơn chiếc mà anh mặc hôm qua.

4. Had better.

  • “Had better” thường được theo sau bởi động từ nguyên thể không “to”, diễn tả ý “tốt hơn hết ai nên làm (không nên làm) điều gì”.

Ví dụ:

  • You'd better not come there.Tốt hơn là anh không nên đến đây.
  • You'd better not tell about her. Bạn không nên kể về cô ấy.
  • You'd better wait for him some more minutes. Bạn nên đợi anh ấy thêm mấy phút.
  • We'd better not be late for the Ambasador's party. It would be unforgivable to arrive late. Anh không nên đến bữa tiệc chiêu đãi của Ngài đại sứ muộn. Sẽ không thể tha thứ được nếu đến muộn.
  • You'd better phone him and tell him that you're not going. Anh nên gọi điện cho anh ấy nói rằng anh không đến.
  • They'd better buy me a Christmas present or I shall never forgive them. Họ nên mua cho tôi món quà Giáng sinh nếu không tôi sẽ không tha thứ cho họ.

5. Wish.

a. ước điều không có thật ở hiện tại.

S1 + wish + S2+ Ved

Động từ sau “wish” trong trường hợp này thường là ở quá khứ đơn.

Ví dụ:

  • I wish I had a new house.Tôi ước tôi có một ngôi nhà mới.
  • I wish my husband weren't leaving. Tôi ước chồng tôi sẽ không đi.
  • I wish I knew her address. Tôi ước tôi biết địa chỉ của cô ấy.
  • I wish I was lying on a beach now (I'm sitting in the office) Tôi ước tôi đang nằm trên bãi biển.
  • I wish it wasn't raining (It is raining) Tôi ước trời đã không mưa.

b. ước điều gì đó sẽ xảy ra ở tương lai.

S1 + wish + S2+ would/could + V were + V-ing

Nếu động từ trong câu là một động từ sự kiện, để diễn tả sự kiện trong tương lai. Chúng ta sử dụng "would" hay "could" sau "wish".

Ví dụ:

  • I wish my husbuand would forgive me. Tôi ước chồng tôi sẽ tha thứ cho tôi.
  • I wish you would stop smoking.Tôi ước anh sẽ không hút thuốc nữa.
  • Haakon wishes his friend were coming to Seattle during the quarter break.
  • Haakon ước bạn mình sẽ đến Seattle khi nghỉ giải lao.
  • I wish you weren't leaving tomorrow. Tôi ước ngày mai bạn sẽ không đi

“would” được sử dụng trong trường hợp này có thể diễn tả ước muốn mong cho hiện tại đang diễn ra khác đi.

Ví dụ:

  • I wish the boy wouldn't shout loudly. Tôi ước cậu bé đừng la hét ầm ĩ.
  • I wish it wouldn't blow so hard. Tôi ước gió sẽ không thổi mạnh như vậy.
  • I wish she'd be quiet. Tôi ước cô ấy sẽ yên lặng.

Có thể dùng wish + V hoặc wish + O + V với nghĩa "want” trong trường hợp trang trọng:

Ví dụ:

  • I wish to leave now. Tôi ước sẽ đi bây giờ
  • I wish to speak to your supervisor please. Tôi ước sẽ nói chuyện với người phụ trách của anh
  • I do not wish my name to appear on the list. Tôi không mong tên mình có trong danh sách.

Có thể dùng I/ we wish you trong các trường hợp khác:

  • I wish you a happy birthday.
  • We wish you good luck in your new job.

c. Ước điều gì đó đã không xảy ra trong quá khứ.

- Những lời ước này liên quan tới một sự kiện trong quá khứ mà không thể thay đổi được nữa. Thì quá khứ hoàn thành được sử dụng sau động từ “wish”.

S1+ wish + S2+ had + PI

Ví dụ:

  • I wish I had met him.Tôi ước gì tôi đã gặp được anh ấy.
  • He wishes he hadn't drunk so much.Anh ấy ước anh ấy không uống quá nhiều.
  • I wish she had bought that house.Tôi ước cô ấy đã mua ngôi nhà đó.
  • They wish they had studied harder at school. Họ ước gì họ học tập chăm chỉ hơn.

* Chú ý: Cụm từ “if only” có thể được sử dụng tương tự như “wish”.

Ví dụ:

  • If only I hadn't come there. Giá mà tôi không đến đó.
  • If only he hadn't told. Giá mà anh ấy đừng nói.

Động từ “hope” được dùng diễn tả những ước muốn về những sự kiện trong tương lai thường.

Ví dụ:

  • I hope it sunny tomorrow.Tôi hy vọng ngày mai trời nắng.
  • I hope he'll finish his work.Tôi hy vọng anh ấy sẽ hoàn thành công việc.
  • I hope she passes her exam next week.
  • She hopes the plane doesn't crash tomorrow.

6. Suppose và Imagine.

a. Giả định ở hiện tại và quá khứ.

Ví dụ:

  • Imagine I loved her. Everything would change. Giả sử tôi yêu cô ấy. Mọi chuyện sẽ khác.
  • Suppose we sung a song for a change. Giả sử chúng ta hát một Bài để thay đổi không khí. b. Những điều kiện được hiểu ngầm.

Mệnh đề điều kiện trong câu thường được hiểu ngầm, chứ không được nói ra.

Ví dụ:

  • Imagine we won the pools! = Imagine what we would do if we won the pools? Giả sử chúng ta thắng cá độ, chúng ta sẽ làm gì?
  • Suppose someone told you that I was a spy! = Suppose someone told you that I was a spy! What would you say? Giả sử ai đó nói với anh rằng tôi là gián điệp! Anh sẽ nói gì?

Với những câu điều kiện được đề cập tới là khả năng có thật hơn là sự tưởng tượng hay giả định, người ta thường sử dụng thì hiện tại đơn.

Ví dụ:

  • Imagine he comes, we'll go to the cinema. Giả sử anh ta tới, chúng tôi sẽ đi xem phim.
  • Suppose it starts rainning, what'll he do? Giả sử trời bắt đầu mưa, anh sẽ làm gì?

7. As if và As though.

Thì động từ trong câu phụ thuộc vào sự so sánh là thực hay là giả định. Nếu sự so sánh đó là thực, các thì hiện tại được sử dụng. Nếu sự so sánh đó là không có thực, “as if và “as though” được sử dụng tương tự như "wish".

Ví dụ:

  • You looks as though you had just seen a ghost! Nhìn cậu cứ như là vừa trông thấy ma vậy!
  • He looks as if/though he hasn't slept all night. Ông ấy có vẻ không ngủ đêm qua.
  • She behaves as if/though she were the Queen. Cô ta cư xử như cô ta là Nữ Hoàng vậy.
  • They talk as if/though the world were coming to an end. Họ nói như thể thế giới đang đến ngày tận thế.
  • He walks as if/though he were an old man. Anh ta bước đi như một ông già.
  • It feels as if/though summer's on the way. Có cảm giác như mùa hè đang đến.

Trong trường hợp trang trọng, ta dùng like thay cho as if/though:

  • He looks like he hasn't slept all night. Anh ta trông có vẻ như không ngủ đêm qua.
  • It feels like summer's on the way. Có cảm giác như mùa hè đang đến.
  • It sounds like they've arrived. Có vẻ như họ đang đến.

8. Thức giả định trang trọng.

a. Đề nghị, yêu cầu.

  • Dùng sau những động từ như “demand, propose, suggest, insist, require” và những nhóm từ như “it is necessary | important | esential | vital...that”.
  • Động từ trong lời đề nghị, yêu cầu chỉ có một dạng duy nhất là nguyên thể, không có dạng ở ngôi thứ ba số ít hay dạng quá khứ. Động từ “to be” ở dạng “be” cho tất cả các ngôi số.

Ví dụ:

  • He demanded that you come here at once. Ông ấy yêu cầu anh đến đây ngay lập tức.
  • It's necessary that he take an operation. Ông ấy cần phẫu thuật.
  • The doctor suggested that the patient stop drinking. Bác sĩ đề nghị bệnh nhân ngừng uống rượu.
  • The manager proposed that the meeting be adjourned. Giám đốc đề nghị tạm ngừng cuộc họp.
  • It's import that we pass the exam. Việc chúng tôi vượt qua kì thi là rất quan trọng.

b. Những trường hợp ít trang trọng.

Trong những trường hợp ít trang trọng, “should” thường được sử dụng, không phải thay đổi thì của động từ. Có thể sử dụng cấu trúc nguyên thể.

Ví dụ:

  • It's essential for him to meet the director. Việc anh ấy gặp giám đốc là điều thiết yếu.
  • herself.
  • The doctor proposed that she should take care Bác sĩ đề nghị cô ấy tự chăm sóc bản thân.
  • They demand that everybody should arrive before eight. Họ yêu cầu mọi người đến trước lúc 8 giờ.

9. Thức giả định công thức.

Thức giả định công thức là những cách diễn đạt cố định sử dụng thức giả định.

Ví dụ:

  • God bless you. Chúa che chở cho bạn.
  • Long live the Queen! Cầu chúc Nữ hoàng vạn thọ!
  • May you be happy all your life. Cầu chúc bạn sống vui vẻ suốt đời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét